>
Vắc xin và cơ chế phòng bệnh
Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại một bệnh cụ thể.
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
Vắc xin là một chế phẩm được sử dụng để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật. Vắc xin thường được tiêm bằng kim tiêm, nhưng một số vắc xin dùng đường miệng hoặc xịt vào mũi.
Nguồn tham khảo:
1. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
2. Immunization Basics | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/vaccines/vac-gen/imz-basics.htm (Accessed 30/05/2024)
Vắc xin giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng mà không gây ra bệnh. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng để chống lại và tạo ra miễn dịch cho lần sau.
Phản ứng miễn dịch với vắc xin gồm hai phần:
- Vắc xin kích thích các tế bào miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật. Vắc xin chứa kháng nguyên, là mầm bệnh/ 1 phần mầm bệnh mà hệ miễn dịch có thể nhận ra. Sau khi tiêm chủng, tế bào B sẽ tạo ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể sau đó, kháng thể sẽ gắn vào mầm bệnh và cho phép các tế bào miễn dịch khác tiêu diệt nó trước khi gây bệnh.
- Vắc xin giúp hệ miễn dịch ‘ghi nhớ’ tác nhân gây bệnh. Các tế bào 'ghi nhớ' nhận diện kháng nguyên của bệnh nếu gặp lại trong tương lai. Điều này có nghĩa là ngay cả khi mức độ kháng thể giảm, cơ thể bạn vẫn có thể nhanh chóng sản xuất nhiều kháng thể hơn, nhanh hơn nhiều so với người chưa được tiêm phòng.
Nguồn tham khảo: Commonwealth of Australia. (2018b). Questions about vaccination. https://www.health.gov.au/sites/default/files/documents/2020/04/questions-about-vaccination.pdf (Accessed 30/05/2024)
Vắc xin có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm từng gây tử vong hoặc gây hại cho nhiều trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Nếu không tiêm vắc xin, con bạn có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sởi, ho gà, và bạch hầu, gây đau đớn, tàn tật, hoặc thậm chí tử vong.
Những rủi ro chính của việc tiêm vắc xin thường chỉ là các tác dụng phụ nhẹ, như đỏ và sưng ở chỗ tiêm, và thường biến mất trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng, như phản ứng dị ứng nặng, rất hiếm gặp và các bác sĩ cùng nhân viên phòng khám đều được đào tạo để xử lý.
Lợi ích của việc tiêm vắc xin trong phòng bệnh lớn hơn nhiều so với các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với hầu hết trẻ em.
Nguồn tham khảo: Answers to Your Most Common Questions about Childhood Vaccines | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/vaccines/parents/FAQs.html (Accessed 30/05/2024)
>
An toàn tiêm chủng
Mọi vắc xin trước khi được cấp phép sử dụng đều trải qua các quy trình thử nghiệm và đánh giá nghiêm ngặt. Sau khi lưu hành trên thị trường, việc đảm bảo an toàn vắc xin luôn được thực hiện thông qua các giám sát và nghiên cứu.
Hầu hết các tác dụng phụ của vắc xin, nếu có, thường nhẹ và xảy ra sau tiêm. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc mẩn đỏ, sưng tấy và đau nhức tại chỗ tiêm. Các phản ứng này thường tự hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài là cực kỳ hiếm.
Nguồn tham khảo:
1. Adult vaccination - Reasons to vaccinate. (2022, September 22). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/adults/reasons-to-vaccinate.html (Accessed on 24 April 2024)
2. Hội Y học Dự phòng Việt Nam & Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC. (2022). Tiêm chủng vắc xin trọn đời. Nhà xuất bản Y học.
Hầu hết các tác dụng phụ của vắc xin, nếu có, thường nhẹ và xảy ra sau tiêm. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc mẩn đỏ, sưng tấy và đau nhức tại chỗ tiêm. Các phản ứng này thường tự hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài là cực kỳ hiếm.
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự phòng Việt Nam & Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC. (2022). Tiêm chủng vắc xin trọn đời. Nhà xuất bản Y học.
>
Các vấn đề chung về vắc xin
Tiêm/uống vắc xin đúng lịch nghĩa là đúng thời gian và đủ số liều mà nhà nhà sản xuất và bác sĩ khuyến cáo.
Nếu không tiêm đủ liều và đúng lịch, cơ thể sẽ không tạo ra đủ kháng thể, làm giảm hiệu quả bảo vệ. Đồng thời, khả năng miễn dịch tạo ra bởi vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, phụ thuộc vào cơ chế, tuổi của người tiêm, và đáp ứng của cơ thể. Khi lượng kháng thể giảm dưới ngưỡng nào đó, cơ thể sẽ không đủ sức chống lại bệnh.
Vì vậy, nếu bạn/ trẻ bỏ lỡ hoặc tiêm trễ lịch, cơ hội phòng bệnh sẽ giảm. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tiêm lại sớm nhất có thể, giúp tạo miễn dịch bảo vệ tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Hội Y học Dự phòng Việt Nam & Hệ thống Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC. (2022). Tiêm chủng vắc xin trọn đời. Nhà xuất bản Y học.
Tiêm đủ liều khuyến cáo của từng loại vắc xin sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất có thể. Tùy thuộc vào loại vắc xin, bạn/ con bạn sẽ cần nhiều hơn một liều để tạo ra khả năng miễn dịch đủ cao nhằm giúp ngăn ngừa bệnh tật hoặc tăng cường khả năng miễn dịch bị suy giảm theo thời gian.
Bạn/con bạn cũng có thể được tiêm nhiều hơn một liều để đảm bảo được bảo vệ nếu không có miễn dịch từ liều đầu tiên hoặc để bảo vệ khỏi các mầm bệnh thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như bệnh cúm.
Nguồn: Answers to Your Most Common Questions about Childhood Vaccines | CDC. (n.d.-b). https://www.cdc.gov/vaccines/parents/FAQs.html (Accessed 30/05/2024)
Một số loại vắc xin có khả năng miễn dịch suốt đời, ví dụ: vắc xin ngừa bệnh sởi hoặc viêm gan B. Một số loại vắc xin có thể chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian giới hạn và sau đó sẽ cần tiêm nhắc lại để tiếp tục được bảo vệ, ví dụ: vắc xin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà vô bào (Td/Tdap) cần tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Điều quan trọng là phải ghi lại các lần tiêm chủng để bác sĩ biết khi nào con bạn cần tiêm nhắc lại.
Nguồn tham khảo: Explaining how vaccines work. (2023b, May 24). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/conversations/understanding-vacc-work.html (Accessed 30/05/2024)
Miễn dịch có được từ việc tiêm chủng tốt hơn là từ việc mắc bệnh bởi vì vắc xin kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể mà không gây bệnh. Mặc dù phản ứng sau tiêm vắc xin có thể gây mệt mỏi hoặc khó chịu 1-2 ngày nhưng sự bảo vệ có thể kéo dài suốt đời. Trong khi đó, việc nhiễm bệnh có thể đưa đến các triệu chứng nghiêm trọng hoặc các hậu quả lâu dài. Vì vậy, tiêm chủng là cách an toàn nhất để phát triển khả năng miễn dịch.
Nguồn tham khảo: Explaining how vaccines work. (2023, May 24). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/conversations/understanding-vacc-work.html (Accessed 30/05/2024)
Khả năng miễn dịch bảo vệ kéo dài bao lâu tùy thuộc vào loại vắc xin và bệnh cụ thể:
- Vắc xin chứa virus sống đã làm yếu đi, như vắc xin sởi, có khả năng bảo vệ trong nhiều năm, thậm chí là suốt đời, sau hai liều.
- Vắc xin chứa một hoặc nhiều phần của virus hoặc vi khuẩn, như vắc xin ho gà, phế cầu khuẩn và não mô cầu hoặc độc tố từ một vi khuẩn được biến đổi (như vắc xin ngừa bạch hầu và uốn ván), không có tác dụng lâu dài. Việc tiêm các liều tăng cường (mũi nhắc lại) của các loại vắc xin này ở độ tuổi được khuyến nghị sẽ duy trì khả năng bảo vệ chống lại căn bệnh này.
Khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào các yếu tố của người được tiêm như tuổi tác (phản ứng miễn dịch thấp hơn ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi). Nhưng ngay cả những phản ứng thấp hơn này cũng mang lại sự bảo vệ hữu ích và những liều tiếp theo được tiêm để xây dựng khả năng miễn dịch mạnh hơn.
Nguồn tham khảo: Commonwealth of Australia. (2018b). Questions about vaccination. https://www.health.gov.au/sites/default/files/documents/2020/04/questions-about-vaccination.pdf (Accessed 30/05/2024)