Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Những hiểu lầm thường gặp về việc chủng ngừa cho trẻ

1. Tổng quan

Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ thì không lo trẻ bị tiêu chảy? Tiêm ngừa phòng nhiều bệnh cùng lúc không đảm bảo an toàn cho trẻ…? Đó là những hiểu lầm tai hại khiến phụ huynh lo lắng, hoang mang, từ đó bỏ qua cơ hội chủng ngừa đúng thời điểm, giúp trẻ phòng tránh những bệnh tuyền nhiễm nguy hiểm.

 

Chủng ngừa không chỉ góp phần bảo vệ trẻ một cách chủ động, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2. Hiểu lầm 1: Chỉ cần vệ sinh cá nhân và môi trường tốt, trẻ sẽ không mắc bệnh tiêu chảy, vì thế việc chủng ngừa virus rota không cần thiết nữa.

Sự thật: Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay đúng cách, vệ sinh đồ chơi bằng xà phòng… không thể hoàn toàn tiêu diệt được virus rota. Hầu hết trẻ em đều có nguy cơ nhiễm. Do đó, để tạo miễn dịch chủ động bảo vệ sức khỏe còn non yếu của trẻ thì cha mẹ cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn về chủng ngừa cho bé và đúng thời điểm vàng (từ 6 tuần tuổi)1.

3. Hiểu lầm 2: Tiêm ngừa phòng nhiều bệnh cùng lúc cho trẻ có thể gây thêm tác dụng phụ và khiến hệ miễn dịch của trẻ bị quá tải.

Sự thật: Thực tế, hàng ngày trẻ tiếp xúc với hàng trăm tác nhân gây bệnh khác nhau. Đơn cử một hành động đơn giản như ăn uống cũng góp phần đưa vào cơ thể trẻ những kháng nguyên mới. Bộ máy miễn dịch của em bé có thể phân tích được vài ngàn kháng nguyên đưa vô cơ thể và sau đó tạo ra được kháng thể. Trong khi đó, việc chủng ngừa nhiều loại bệnh cùng lúc sẽ làm giảm đáng kể số lần phải đến bệnh viện thăm khám, số lần tiêm cho trẻ ít hơn, tránh phải chịu đau nhiều lần2. Đồng thời việc này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành lịch chủng ngừa cần thiết đúng thời gian.

4. Hiểu lầm 3: Không cần các mũi tiêm nhắc vì chỉ cần tiêm 1 lần là cơ thể trẻ đã có đủ kháng thể chống lại bệnh.

Sự thật: Việc tiêm ngừa sẽ giúp trẻ có được kháng thể để chống lại một hoặc một số loại bệnh nguy hiểm dễ mắc phải. Tuy nhiên, có những vắc xin cần phải tiêm nhắc vì lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian và nếu không được tiêm bổ sung sẽ có nguy cơ giảm xuống thấp dưới ngưỡng bảo vệ, khiến trẻ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Lịch tiêm của các vắc xin hiện nay đã phải được nghiên cứu và đánh giá về hiệu quả và tính an toàn trước khi được đưa vào sử dụng.

 

Các mũi tiêm nhắc giúp gợi lại trí nhớ của hệ miễn dịch để tái sản xuất lượng kháng thể mà cơ thể đã tạo ra sau đợt chủng ngừa đầu tiên, giúp trẻ được bảo vệ liên tục. Chính vì vậy, bố mẹ nên tư vấn bác sĩ để tiêm ngừa đầy đủ giúp bảo vệ trẻ toàn diện và lâu dài3.

 

Nguồn tham khảo:
1.    About rotavirus. (2024b, April 22). Rotavirus. https://www.cdc.gov/rotavirus/about/index.html (Accessed on 10/06/2024) 
2.    Vaccines for children: Your questions answered. (n.d.). UNICEF Parenting. https://www.unicef.org/parenting/health/parents-frequently-asked-questions-vaccines (Accessed 30/05/2024)
3.    Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240005 ADD: 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa