Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Những sự thật về thủy đậu mà bạn nên biết

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em do virus thủy đậu Varicella Zoster Virus gây ra. Bệnh thường có các triệu chứng như sốt, phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa dịch và gây ngứa1. Sau đây là những sự thật về thủy đậu mà bạn nên biết.

1. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan

Thủy đậu là một bệnh có khả năng lây lan rất cao, chủ yếu từ những người chưa được chủng ngừa sang những người chưa từng mắc bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ, cứ trong 10 người chưa có miễn dịch thì có 9 người sẽ bị nhiễm thủy đậu nếu tiếp xúc gần với người bệnh.1

2. Bất kỳ ai chưa được chủng ngừa hoặc chưa nhiễm bệnh đều có nguy cơ mắc thủy đậu

Những người chưa được chủng ngừa với vắc xin hoặc chưa từng mắc bệnh có nguy cơ cao mắc thủy đậu. Trong đó, một số nhóm đối tượng có thể mắc bệnh nặng hơn và gặp phải các biến chứng như trẻ sơ sinh và những người bị suy giảm miễn dịch.1

3. Thủy đậu có thể nguy hiểm với con bạn

Trước đây, nhiều phụ huynh cho rằng nếu con họ tiếp xúc với một đứa trẻ khác mắc thủy đậu, chúng sẽ có miễn dịch suốt đời từ việc mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm vì thủy đậu có thể tiến triển xấu, dẫn đến biến chứng và thậm chí tử vong. Các biến chứng nặng dù không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra, như viêm phổi, viêm não hay nhiễm khuẩn huyết. Sự thật là bạn không thể biết trước các triệu chứng của con bạn sẽ nghiêm trọng như thế nào. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu cho con bạn là chủng ngừa với vắc xin.1

 

Hình 1: Thủy đậu có thể nguy hiểm với con bạn

4. Nốt thủy đậu có thể để lại sẹo trên da

Nguy cơ thường gặp của mụn nước thủy đậu là nhiễm trùng da và sẹo. Những vết sẹo này thường hình thành do trẻ gãi hoặc cào các nốt mụn nước, làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sẹo đa phần nằm trên khuôn mặt nên không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến trẻ dễ tự ti, tác động xấu đến tâm lý trong những năm học đường. 2

 

Hình 2: Nốt thủy đậu có thể để lại sẹo trên da (Nguồn: Freepik, Accessed 24th June 2024)

 

Sẹo có thể tự biến mất sau một thời gian, tùy thuộc vào cơ địa và tuổi tác. Tuy nhiên, quá trình này đôi khi kéo dài và không phải ai cũng có thể hồi phục hoàn toàn. Các biện pháp điều trị chuyên sâu về da liễu cũng không đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu.3

5. Chủng ngừa là cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu

Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu là chủ động tiêm ngừa vắc xin. Hội Y học Dự phòng khuyến cáo chủng ngừa vắc xin thủy đậu cho trẻ em (từ 9 tháng tuổi) với 2 liều cách nhau từ 6 tuần – 3 tháng, tùy loại vắc xin.4

 

Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng là những cách góp phần giảm nguy cơ mắc thủy đậu.5

 

Tài liệu tham khảo
1. About chickenpox. (2024b, April 24). Chickenpox (Varicella). https://www.cdc.gov/chickenpox/about/index.html 
2. Leung, Alexander KC, C. Pion Kao, and Reginald S. Sauve. "Scarring resulting from chickenpox." Pediatric dermatology 18.5 (2001): 378-380.
3. Pour Mohammad A, Ghassemi M. Varicella-Zoster Scar Treatments: A Tertiary Review. Med J Islam Repub Iran. 2021 Oct 18;35:136. doi: 10.47176/mjiri.35.136. PMID: 35321363; PMCID: PMC8840850.
4. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.
5. BỆNH THỦY ĐẬU. (n.d.). BỆNH THỦY ĐẬU. https://vncdc.gov.vn/benh-thuy-dau-nd14515.html

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240005 ADD: 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa