Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Phế cầu khuẩn – căn nguyên chủ yếu gây ra viêm phổi và viêm màng não ở trẻ nhỏ

1. Tổng quan

Được bác sĩ yêu cầu phải nhập viện điều trị ngay vì có dấu hiệu viêm phổi, bé B. Anh, 23 tháng tuổi, nằm thiêm thiếp, thở mệt nhọc trên tay mẹ. Mẹ bé, chị N. Vân (ngụ tại Quận 2, TPHCM) vẫn còn không khỏi bàng hoàng, "Cháu mới ho, sổ mũi, sốt 2 ngày nay, sao chuyển viêm phổi nhanh thế!"

 

Trường hợp kể trên của cháu B. Anh không quá xa lạ với các bác sĩ khoa Nhi, bởi các bệnh nguy hiểm hàng đầu như viêm phổi, viêm màng não có những triệu chứng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường. Tác nhân hàng đầu của hai căn bệnh chết người này là phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) – thủ phạm gây ra 11% tổng số ca tử vong ở trẻ từ 1 – 59 tháng tuổi1.

2. Phế cầu khuẩn tấn công phổi trẻ như thế nào?

Khi xâm nhập các phế quản và phế nang, phế cầu triển khai các đợt tấn công bằng cách tiết ra chất hydrogen peroxide. Chất này sẽ đánh tan thành lũy bảo vệ của DNA của tế bào. Càng nhiều DNA bị phá hủy thì tế bào càng bị hủy diệt nhanh2. Khi phế nang của phổi bị viêm nhiễm sẽ chứa đầy dịch viêm, cản trở sự trao đổi khí gây ra khó thở. 

 

Khi quan sát trẻ có những biểu hiện như: thở gấp và khó khăn, ho, sốt, cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, mất đi sự ngon miệng và thở khò khè cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để thăm khám kịp thời vì đây có thể là biểu hiện của viêm phổi.

 

Viêm phổi do vi khuẩn phế cầu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong có thể lên đến hơn 50% ở trẻ nhỏ.

3. Viêm màng não do vi khuẩn là rất nguy hiểm

Phế cầu là vi khuẩn gây viêm màng não với tỷ lệ tử vong và di chứng cao trong tất cả các nguyên nhân thường gặp3.

 

Màng não chứa đầy dịch não tủy – đây là nơi vi khuẩn có thể nhân lên và bắt đầu tiết ra chất độc, khiến màng não và mô não bị viêm tấy, sưng phồng. Điều này tạo áp lực lên não, khởi phát các triệu chứng như nhức đầu, cứng cổ, sợ ánh sáng. Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc, ngủ gà, thóp sưng phồng, sốt cao, thở không đều, nôn ói…4

 

Từ cuối năm 2022, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) ghi nhận số ca mắc tăng gấp đôi so với thời gian trước5. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách như rối loạn khả năng học tập, sử dụng ngôn ngữ, di chuyển, thỉnh thoảng lên cơn co giật6.

4. Tiêm ngừa vắc xin từ sớm cho trẻ là cách bảo vệ hiệu quả và đơn giản hiện nay

Chủng ngừa bằng vắc xin sớm cho trẻ từ 6 tuần tuổi là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh phế cầu, được WHO khuyến khích đưa vào chương trình tiêm ngừa quốc gia7.

 

Chủ động phòng ngừa, bảo vệ con trước tác nhân phế cầu khuẩn để con yêu phát triển khỏe mạnh

 

Theo số liệu thống kê năm 2015 của WHO cho thấy, vắc xin phế cầu khuẩn đã giúp 6 -7,5 triệu trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn được ngăn chặn, và cứu sống khoảng 290.000 trẻ dưới 5 tuổi8.

 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp sau: cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, giữ gìn vệ sinh môi trường sống, đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho bé để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra ở trẻ.


Thông tin tham khảo:
1.    O'brien, K. L., Wolfson, L. J., Watt, J. P., Henkle, E., Deloria-Knoll, M., McCall, N., ... & Cherian, T. (2009). Burden of disease caused by Streptococcus pneumoniae in children younger than 5 years: global estimates. The Lancet, 374(9693), 893-902. 
2.    Bower, B. (n.d.). Pneumonia bacteria attacks lungs with toxic weaponry | Science News. Science News. https://www.sciencenews.org/blog/science-ticker/pneumonia-bacteria-attacks-lungs-toxic-weaponry
3.    Wang B, Lin W, Qian C, Zhang Y, Zhao G, Wang W, Zhang T. Disease Burden of Meningitis Caused by Streptococcus pneumoniae Among Under-Fives in China: A Systematic Review and Meta-analysis. Infect Dis Ther. 2023 Nov;12(11):2567-2580. doi: 10.1007/s40121-023-00878-y. Epub 2023 Oct 14. PMID: 37837523; PMCID: PMC10651812.
4.    What causes meningitis and septicaemia? (n.d.). Meningitis Research Foundation. https://www.meningitis.org/meningitis/causes (Accessed on 13/06/2024)
5.    Cảnh báo: Gia tăng trẻ mắc viêm màng não? - Trang chủ - Cổng thông tin Bộ Y tế. (n.d.). https://moh.gov.vn/home?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized&p_p_mode=view&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_type=content&_101_urlTitle=canh-bao-gia-tang-tre-mac-viem-mang-nao- (Accessed on 13/06/2024)
6.    About bacterial meningitis. (2024, January 9). Meningitis. https://www.cdc.gov/meningitis/about/bacterial-meningitis.html (Accessed on 13/06/2024)
7.    Pneumococcal disease. (n.d.). https://www.who.int/teams/health-product-policy-and-standards/standards-and-specifications/vaccine-standardization/pneumococcal-disease (Accessed on 13/06/2024)
8.    Pneumococcal AMC pilot outcomes and impact evaluation. (n.d.). https://www.gavi.org/our-impact/evaluation-studies/pneumococcal-amc-outcomes-and-impact-evaluation (Accessed on 13/06/2024)

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240005 ADD: 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa