Tiêm chủng cần cho bạn?

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn phòng ngừa hiệu quả!

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Tất cả người trưởng thành trên 18 tuổi, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính nên đảm bảo đã tiêm đầy đủ các loại vắc xin này:

  • Vắc xin Cúm
  • Vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Bệnh lý nền

Người cắt lách cần tiêm vắc xin gì?

Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với những người có vấn đề sức khỏe mạn tính sau phẫu thuật cắt lá lách để bảo vệ họ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ các loại vắc xin này:

  • Vắc xin phòng Hib (Haemophilus influenzae týp b)
  • Vắc xin Viêm não mô cầu – bao gồm týp ACWY và B
  • Vắc xin Phế cầu 

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần thêm:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella
  • Vắc xin Zona (Giời leo): được khuyến nghị cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị. 

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người bệnh tiểu đường typ 1 và 2 cần tiêm vắc xin gì?

Người mắc bệnh tiểu đường (bao gồm typ 1 hoặc typ 2) có nguy cơ cao gặp các vấn đề nghiêm trọng do một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, bao gồm nhập viện hoặc tử vong. Tiêm ngừa là một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn, ngay cả khi bạn đang dùng thuốc theo đơn. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ loại vắc xin này:

  • Vắc xin Phế cầu

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần thêm:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi 
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella
  • Vắc xin Zona (Giời leo): được khuyến nghị cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị. 

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc bệnh tim mạch cần tiêm vắc xin gì? 
Người mắc bệnh tim và người bị đột quỵ có nguy cơ cao mắc các vấn đề nghiêm trọng hoặc biến chứng từ một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Chẳng hạn như cúm có thể làm tăng nguy cơ nhập viện do đợt cấp ở người mắc bệnh tim mạch. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ loại vắc xin này:

  • Vắc xin Phế cầu

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần thêm:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella
  • Vắc xin Zona (Giời leo): được khuyến nghị cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị. 

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người nhiễm HIV cần tiêm vắc xin gì? 
Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với những người có vấn đề sức khỏe mạn tính như nhiễm HIV. Các khuyến nghị về vắc xin có thể khác nhau dựa trên số lượng tế bào CD4. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ các loại vắc xin này:

  • Vắc xin Viêm gan A
  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin Viêm não mô cầu cộng hợp ACWY
  • Vắc xin Phế cầu
  • Vắc xin Zona (Giời leo)

Nếu số lượng tế bào CD4 của bạn là 200 hoặc lớn hơn

Ngoài các loại vắc xin được liệt kê ở trên, bạn có thể cần các loại vắc xin sau:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần thêm:

  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị. 

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người bệnh gan cần tiêm vắc xin gì? 
Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với những người có vấn đề sức khỏe mạn tính như bệnh gan. Vắc xin là một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn, ngay cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh gan. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ các loại vắc xin này:

  • Vắc xin Viêm gan A
  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin Phế cầu

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần thêm:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella
  • Vắc xin Zona (Giời leo): được khuyến nghị cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị. 

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người mắc bệnh phổi cần tiêm vắc xin gì? 
Người mắc bệnh phổi (bao gồm Hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD) có nguy cơ cao mắc các vấn đề nghiêm trọng do một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, bao gồm nhập viện hoặc tử vong. Vắc xin là một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn, ngay cả khi bạn đang dùng thuốc theo đơn. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ loại vắc xin này:

  • Vắc xin Phế cầu

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần thêm:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella
  • Vắc xin Zona (Giời leo): được khuyến nghị cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị. 

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người bệnh thận cần tiêm vắc xin gì?
Tiêm vắc xin là một trong những cách an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn, kể cả khi bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thận giai đoạn cuối hoặc đang chạy thận nhân tạo. 

Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, hãy đảm bảo bạn đã tiêm đủ các loại vắc xin này:

  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin Phế cầu

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần:

  • Vắc xin Thủy đậu
  • Vắc xin HPV (virus gây u nhú ở người): được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai Bị – Rubella
  • Vắc xin Zona (Giời leo): được khuyến nghị cho tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị.

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Người có suy giảm miễn dịch cần tiêm vắc xin gì?
Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm do các bệnh như ung thư hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch. Khả năng miễn dịch suy yếu đồng nghĩa với việc khó khăn hơn để chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật trong cơ thể. Ngoài các loại vắc xin được khuyến nghị cho tất cả người lớn như Cúm và Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, người lớn có suy giảm miễn dịch do các tình trạng hoặc bệnh lý như ung thư nên đảm bảo đã tiêm đủ các loại vắc xin này:

  • Vắc xin phòng Hib (Haemophilus influenzae typ b): được khuyến nghị cho người bị thiếu hụt bổ thể (một loại bệnh suy giảm miễn dịch) và cho người lớn đã được cấy ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT, hoặc ghép tủy xương)
  • Vắc xin Phế cầu khuẩn
  • Vắc xin Não mô cầu (MenACWY và MenB): được khuyến nghị cho người lớn bị thiếu hụt bổ thể
  • Vắc xin Zona (giời leo)

Dựa trên độ tuổi hoặc các yếu tố khác, bạn có thể cần:

  • Vắc xin Viêm gan B
  • Vắc xin HPV (papillomavirus ở người: được khuyến nghị cho tất cả người lớn đến 26 tuổi và cho một số người lớn từ 27 đến 45 tuổi

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu thêm về vắc xin mà bạn được khuyến nghị.

Vắc xin nào cần cho bạn?
Tìm hiểu loại vắc xin nào cần cho bạn dựa trên lối sống, thói quen du lịch và các yếu tố khác của bạn.

Nguồn tham khảo:
1. Khuyến nghị lịch tiêm chủng cho mọi lứa tuổi Hội Y học dự phòng Việt Nam 2023
2. CDC. What Vaccines are Recommended for You. Available at https://www.cdc.gov/vaccines/adults/
rec-vac/index.html (Accessed on 14/06/2024)

Code: NP-VN-AVU-WCNT-240004 ADD 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa