Hiểu về bệnh

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Rubella

1. Rubella là bệnh gì? 1

Rubella, hay còn gọi là Sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm do vi rút Rubivirus gây ra.

 

Hầu hết những người mắc bệnh Rubella thường nhẹ với các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng và phát ban. Tuy nhiên, nhiễm Rubella ở thời kỳ mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc di tật bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ. Các dị dạng bao gồm: mù, điếc, các dị tật tim bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ.

 

Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin Rubella là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này.

2. Đường lây truyền của bệnh Rubella 1

Bệnh Rubella lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hoặc giọt nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Nếu phụ nữ bị nhiễm Rubella trong thời kỳ mang thai, họ có thể truyền bệnh cho thai nhi và gây tổn hại đến trẻ.

 

Hình 1: Rubella có thể lây từ mẹ sang con

 

Người mắc bệnh Rubella có thể lây virus khoảng một tuần trước khi phát ban cho đến một tuần sau đó.

3. Những ai có nguy cơ nhiễm Rubella? 2

Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ bị bệnh. Nam giới vị thành niên hoặc trẻ tuổi chưa được tiêm ngừa vắc xin sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Trẻ sơ sinh của những bà mẹ chưa được miễn dịch hoặc có miễn dịch yếu cũng có nguy cơ mắc Rubella sau này.

4. Triệu chứng của Rubella là gì? 3

Ở trẻ em, bệnh Rubella thường nhẹ hoặc ít triệu chứng đáng chú ý. Các triệu chứng nếu có thường xuất hiện từ 14 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh. 

 

Hình 2: Nổi ban đỏ toàn bộ cơ thể là triệu chứng của Rubella

 

Dấu hiệu đầu tiên là phát ban đỏ ở mặt sau đó lan toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng khác gồm: sưng nề các tuyến và có thể kèm đau khớp; sốt nhẹ, đau đầu, đỏ mắt nhẹ, ho hoặc chảy mũi.

 

Hầu hết người lớn khi mắc Rubella thường bệnh nhẹ với triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng và phát ban.

5. Biến chứng của Rubella là gì? 4

Một số trường hợp, Rubella có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng não hoặc các vấn đề về chảy máu.

 

Biến chứng nghiêm trọng nhất của Rubella là gây sẩy thai hoặc gây chết trẻ khi sinh ra. Ngoài ra, virus có thể truyền từ mẹ sang bào thai và gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho trẻ như:

 
  • Dị tật tim mạch
  • Mất thính lực hoặc thị lực
  • Thiểu năng trí tuệ 
  • Tổn thương gan hoặc lá lách
 

Nguy cơ bị tật bẩm sinh nghiêm trọng thường gặp hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh sớm trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu.

6. Cách phòng ngừa bệnh Rubella 5

Hiện nay, cách phòng ngừa bệnh Rubella tốt nhất là tiêm ngừa vắc xin.

 

Việc tiêm vắc xin được khuyến cáo thường quy trong chương trình tiêm chủng ở trẻ em và ở dạng vắc xin phối hợp ngừa ba bệnh là Sởi – Quai bị - Rubella (MMR). Liệu trình tiêm chủng gồm có 2 mũi, thường vào những năm đầu đời. 

 

Tại Việt Nam, vắc xin phối hợp Sởi, quai bị, rubella được cấp phép có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng hoặc 12 tháng tùy thuộc từng loại. 

 

Lưu ý cần phải đảm bảo hoàn thành toàn bộ liệu trình tiêm vắc xin để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm và lây lan bệnh trong cộng đồng.

 

Hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh và việc chủng ngừa hiệu quả cho trẻ khỏi căn bệnh Rubella.

 

Thông tin tham khảo:
1. Rubella Information for healthcare Professionals | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/rubella/hcp.html (Accessed May 2024)
2. Australian Government Department of Health and ageing, The Australian Immunisation Handbook, 10th edition, 2013, pp.384-396 http://www.health.gov.au/internet/immunise/publishing.nsf/Content/Handbook10-home
3. Rubella signs and symptoms | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/rubella/about/symptoms.html (Accessed May 2024)
4. Rubella complications | CDC. (n.d.). https://www.cdc.gov/rubella/about/complications.html (Accessed May 2024)
5. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.

 

Code: NP-VN-PVU-WCNT-240013 ADD 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa