Hiểu về bệnh

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Viêm gan A

1. Bệnh viêm gan A là gì?

Viêm gan A là tình trạng viêm gan do virus viêm gan A (Hepatitis A Virus) gây ra, có thể dẫn đến các triệu chứng vừa và nhẹ. Đây là một bệnh truyền nhiễm.

 

Hình 1: Virus viêm gan A
(Nguồn từ http://phil.cdc.gov)

 

Trẻ em nhiễm virus thường không có triệu chứng nhưng chúng có thể lây bệnh cho người xung quanh, như cha mẹ hoặc người chăm sóc chưa được tiêm chủng. Những đối tượng này lại có thể bị bệnh nặng. Vì vậy, hãy tìm hiểu về chủng ngừa để bảo vệ trẻ và gia đình bạn!

2. Bệnh viêm gan A lây qua đường gì?

Bệnh viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa (đường phân – miệng). Tức là khi người khỏe mạnh ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm virus, hoặc chạm vào đồ vật (chẳng hạn như nắm cửa hoặc tả lót) có nhiễm phân của trẻ mắc bệnh. Virus viêm gan A có thể tồn tại trong phân vài tháng sau khi phát bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống là rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan A.

3. Các triệu chứng của viêm gan A

Triệu chứng của viêm gan A có thể từ nhẹ đến nặng thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh, bao gồm:

 
  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Sốt
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc phân có màu sáng
 

Trẻ em nhiễm viêm gan A thường không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở trẻ dưới 6 tuổi và chỉ có 10% bị vàng da. Viêm gan A không dẫn đến bệnh lý gan mạn tính và hầu hết các trẻ đều sẽ phục hồi trong vòng 4-6 tuần.

 

Hình 2: Trẻ bị Viêm gan A có thể bị mệt mỏi, khó chịu

(Nguồn: Freepik, Accessed 11th June 2024)

4. Cách phòng bệnh viêm gan A

Phòng bệnh bằng chủng ngừa

 

Hiện nay, bệnh viêm gan A đã có thể được phòng ngừa một cách an toàn và hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin viêm gan A. Trong đó, các cơ quan y tế khuyến cáo tiêm vắc xin cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi trở lên. Trong đó, lợi ích từ việc tiêm ngừa vắc xin viêm gan A cho trẻ bao gồm:

 
  • Bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan A, một căn bệnh nguy hiểm.
  • Bảo vệ gia đình và người chăm sóc trẻ bởi vì trẻ em dưới 6 tuổi mắc viêm gan A thường không có triệu chứng, nhưng thường lây bệnh cho người khác mà không hề hay biết.
 

Ở một số quốc gia, vắc-xin viêm gan A được cung cấp dưới dạng kết hợp với các loại vắc-xin giúp ngăn ngừa thêm các bệnh lý khác trong cùng một mũi tiêm. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc-xin. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vắc xin và việc chủng ngừa.

 

Phòng bệnh bằng biện pháp an toàn vệ sinh

 

Những người sống tại các quốc gia có khả năng cao bị nhiễm viêm gan A nên thận trọng để tránh sử dụng các nguồn thức ăn và nguồn nước bị nhiễm bẩn; một số khuyến cáo bao gồm:

 
  • Ăn chín uống sôi;
  • Rửa tay sạch trước khi ăn uống
 

Hình 3: Rửa tay sạch trước khi ăn uống 
(Nguồn: Freepik, Accessed 11th June 2024)

 
  • Chỉ sử dụng các loại nước đóng chai khi nhãn còn nguyên vẹn (còn nguyên niêm phong);
  • Nên sử dụng nước đá sạch cho vào trong các loại nước uống;
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn chưa được nấu chín, bao gồm các loại salad và trái cây chưa gọt vỏ.

 

Thông tin tham khảo:
1. Australian Government Department of Health and ageing, The Australian Immunisation Handbook, 10th edition, 2013, pp.198-207
2. http://www.health.gov.au/internet/immunise/publishing.nsf/Content/Handbook10-home (Accessed on 06/2013)
3. World Health Organization: WHO. (2023a, July 20). Hepatitis A. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hepatitis-a (Accessed on 30th March 2024)
4. Hepatitis A FAQs | CDC. (2021, February 17). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/hepatitis/hav/afaq.htm (Accessed on 30th March 2024)

 

Code: NP-VN-PVU-WCNT-240013 ADD 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa