Hiểu về bệnh

để chủ động phòng ngừa hiệu quả

Mục đích chủng ngừa là làm giảm tỷ lệ bệnh và tử vong 1,2,3

1. WHO Wkly Epidemiol Rec 2007; 82: 51–60;

2. WHO Wkly Epidemiol Rec 2011; 86: 301–16;

3. WHO Wkly Epidemiol Rec 2009; 84: 349–60;

Thủy đậu

1. Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu (varicella zoster virus – VZV) gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, biểu hiện với các mụn nước đỏ, ngứa khắp cơ thể.1

 

Thủy đậu có thể rất nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em, phụ nữ có thai, thanh thiếu niên, người lớn và người có hệ miễn dịch suy yếu.1

 

 

Nguồn: Varicella virus
(Nguồn từ http://phil.cdc.gov)

 

Sau khi nhiễm thủy đậu, virus vẫn tồn tại trong cơ thể suốt đời. Nhiều năm sau, virus có thể tái hoạt động và gây ra bệnh zona (còn gọi là giời leo). Bệnh zona có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người lớn tuổi và người mắc suy giảm miễn dịch.

 

Hiện nay, tiêm ngừa vắc xin thủy đậu là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu.

2. Thủy đậu lây truyền như thế nào?

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu qua tiếp xúc gần với người bệnh. Nếu một người bị bệnh thì có đến 90% người thân của họ không có miễn dịch sẽ mắc bệnh.2

 

Virus thủy đậu lây qua các dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Đồng thời, bệnh có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mụn nước thủy đậu. 

 

Người mắc thủy đậu có thể lây nhiễm cho người khác từ thời điểm 2 ngày trước khi xuất hiện các mụn nước và kéo dài cho đến khi các mụn nước đó đóng vảy. Trẻ em bị thủy đậu không nên đi học hoặc đến nhà trẻ cho đến khi các mụn nước khô đi.

3. Những ai có nguy cơ nhiễm thủy đậu?

Hầu hết người bệnh đều bị thủy đậu ở thời kỳ thơ ấu3. Những đối tượng có nguy cơ cao và có thể biểu hiện bệnh nặng bao gồm:

 
  • Trẻ sơ sinh
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu
  • Phụ nữ mang thai
  • Nhân viên y tế không được chủng ngừa
  • Nhân viên chăm sóc trẻ em
 

Các đối tượng khác vẫn có thể có nguy cơ bị nhiễm thủy đậu. Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm về nguy cơ đối với bạn cũng như gia đình bạn.

4. Triệu chứng bệnh thủy đậu?

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi nhiễm virus (thường gặp là từ 14 đến 16 ngày).

 

Hình 2: Triệu chứng của thủy đậu

 

Triệu chứng điển hình của thủy đậu là phát ban ngứa ngoài da, sau đó chuyển thành mụn nước và cuối cùng sẽ đóng vảy. Thông thường sẽ có từ 250 đến 500 nốt mụn nước sẽ xuất hiện, có thể nhiều hơn trong những trường hợp nặng. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu và ăn mất ngon.

 

Người đã được chủng ngừa thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng thường nhẹ hơn, ít hoặc không có mụn nước, sốt nhẹ hoặc không sốt và thời gian bệnh ngắn hơn so với người chưa được tiêm ngừa.

5. Biến chứng bệnh thủy đậu?

Các biến chứng nghiêm trọng do thủy đậu, mặc dù hiếm gặp, bao gồm:

 
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm ở trẻ em
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não (nhiễm trùng khu vực bao xung quanh não và tủy sống) và viêm não (nhiễm trùng ở não).
  • Nhiễm trùng máu
  • Xuất huyết
 

Trẻ sơ sinh là nhóm có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng của thủy đậu.

6. Phòng ngừa bệnh thủy đậu?

Chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ và những người xung quanh khỏi căn bệnh này. Đặc biệt quan trọng khi một số người không thể chủng ngừa vắc xin này như phụ nữ mang thai hay người có hệ thống miễn dịch suy yếu.5

 

Hiện nay đã có vắc xin thủy đậu cho trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn. Tại Việt Nam, vắc xin thủy đậu được cấp phép sử dụng cho trẻ em và người lớn. 

 
  • Với trẻ em: thời điểm tiêm có thể từ 9 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi tùy từng loại vắc xin. Vui lòng thảo luận với cán bộ y tế để biết thêm chi tiết.
 

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin. Vui lòng thảo luận với cán bộ y tế về những vấn đề bạn quan tâm và thông báo cho họ biết nếu bạn hoặc người thân của bạn xuất hiện các triệu chứng của các tác dụng phụ vì trong nhiều trường hợp có thể phải cần được điều trị.

 

Tài liệu tham khảo
1. About chickenpox | CDC. (n.d.-c). https://www.cdc.gov/chickenpox/about/index.html (Accessed May 2024)
2. Chickenpox transmission. (2021, August 2). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/chickenpox/about/transmission.html (Accessed May 2024)
3. Chickenpox complications. (2022b, October 21). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/chickenpox/about/complications.html (Accessed May 2024)
4. Chickenpox for HCPs. (2024e, March 7). Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/chickenpox/hcp/index.html (Accessed May 2024)
5. Hội Y học Dự Phòng Việt Nam. (2023). Khuyến cáo lịch tiêm chủng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam (2nd ed.). Nhà xuất bản Y học.

 

Code: NP-VN-PVU-WCNT-240013 ADD 07/2024

Tiêm chủng cần cho bạn Lịch tiêm ngừa Địa điểm tiêm ngừa